An toàn giao thông và các vấn đề liên quan về luật khi tham gia giao thông là chủ đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Trong đó những điều luật, quy định về tạm giữ giấy phép lái xe dù không còn mới nhưng nhiều khách hàng vẫn còn đang mơ hồ về vấn đề này. Hãy cùng An Tín tìm hiểu, giải đáp những thắc mắc này nhé.
1. Khi nào thực hiện quy định về tạm giữ giấy phép lái xe?
Quyết định tạm giữ giấy phép lái xe có hiệu lực ngay lập tức tại thời điểm thông báo. Tuy nhiên việc thực hiện quy định về tạm giữ giấy phép lái xe chỉ áp dụng cho các trường hợp thuộc khoản 2 điều 82 nghị định số 100/2019/NĐ-CP.
Người bị tạm giữ giấy phép lái xe phải đến trình diện cơ quan công an để tiếp tục xử lý vụ việc vi phạm. Thời hạn thực hiện tạm giữ giấy phép lái xe ở xe máy và ô tô như sau
1.1. Đối với xe máy
Thời hạn tạm giữ tối đa đối với người sử dụng xe máy, mô-tô là 07 ngày. Thực tế nếu tình tiết vụ việc phức tạp có thể kéo dài thời gian tạm giữ ra thêm lên đến 30 ngày. Đối với người bị tạm giữ giấy phép lái xe, trong trường hợp quá thời gian xử lý vi phạm, nếu cố tình, tiếp tục điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng đối với xe gắn máy.
1.2. Đối với xe ô tô
Thời hạn thực hiện quy định về tạm giữ giấy phép lái xe ô tô tương tự như xe máy là không quá 07 ngày và được kéo dài tùy theo tính chất phức tạp của vụ việc. Đối với các cá nhân sử dụng ô tô trong thời gian bị tạm giữ bằng xe máy quá thời hạn xử lý sẽ bị phạt tiền từ 4 đến 6 triệu đồng/trường hợp.
2. Bị tạm giữ giấy phép lái xe có được lái xe tiếp không?
Trong thời gian quy định về tạm giữ giấy phép lái xe có hiệu lực, cá nhân vi phạm chưa đến giải quyết, vụ việc quá thời hạn xử lý thì cá nhân đó nếu tiếp tục điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Do đó, người bị tạm giữ bằng lái xe nếu vẫn còn trong thời hạn đến giải quyết vụ việc vi phạm thì vẫn được tính là có giấy tờ. Vì vậy người này có thể tiếp tục điều khiển và sử dụng các phương tiện giao thông.
3. Nộp phạt theo quy định về tạm giữ giấy phép lái xe như thế nào?
Trong trường hợp bạn bị cảnh sát giao thông (CSGT) tạm giữ bằng lái xe nhưng lại quên nộp tiền phạt đúng hạn. Để lấy lại giấy tờ của mình theo quy định về tạm giữ giấy phép lái xe bạn phải nộp phạt.
Để nộp phạt, bạn hãy đến nơi đóng phạt được ghi trong biên bản xử lý vi phạm khi tham gia giao thông. Bạn có thể nộp phạt trực tiếp tại đó hoặc chuyển khoản đến kho bạc của nhà nước. Sau khi nộp phạt bạn sẽ nhận được một biên lai thu tiền, sau đó hãy đến phòng CSGT hoặc đội CSGT được ghi trên biên bản để lấy lại giấy tờ của mình.
Đối với trường hợp không nộp phạt đúng hẹn, số tiền sẽ tăng lên tương ứng với số ngày trễ hẹn. Cụ thể, theo quy định nếu bạn trễ quá 10 ngày kể từ ngày có quyết định xử phạt hành chính thì người vi phạm phải đóng thêm 0.05% số tiền nhân với số ngày trễ hẹn. Ví dụ với mức phạt 500.000 và bạn trễ hẹn 15 ngày thì số tiền phải nộp là: 500.000 + 500.000*0.05*5 = 625.000 đồng.
3.1. Đối với xe máy
Bạn sẽ phải chịu mức phạt từ 800.000 đến gần 2 triệu đồng nếu điều khiển phương tiện giao thông khi bị quá thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe. Đối với các xe gắn máy có từ dung tích từ 175cm3 trở lên sổ tiền có thể lên đến 4 – 5 triệu đồng.
3.2. Đối với xe ô tô
Trường hợp người điều khiển ô tô bị giữ giấy phép lái xe mà cố tình không đến nộp phạt, tiếp tục sử dụng thì sẽ bị phạt nặng hơn. Cụ thể người điều khiển xe ô tô sẽ bị xử lý như trường hợp không có giấy tờ xe với mức phạt có thể lên đến 10 – 12 triệu đồng.
4. Tư vấn xử lý khi phạm quy định về tạm giữ giấy phép lái xe
Để tránh mắc lỗi khi tham gia giao thông, bạn cần đọc kỹ những quy định được ghi trong khoản 2 điều 82 nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Ngoài ra cần đem đầy đủ giấy tờ khi điều khiển phương tiện. Đặc biệt đối với xe ô tô cần có 4 loại giấy tờ chính: giấy đăng ký xe, bằng lái xe, sổ đăng kiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm.
Khi bị tạm giữ bằng lái, mặc dù bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng phương tiện trong thời gian tạm giữ nhưng lời khuyên dành cho bạn là nên nộp phạt càng sớm càng tốt. Nhiều khách hàng do vô ý quên thời hạn nộp phạt dẫn đến tiền nộp phạt tăng lên rất cao. Đối với các vấn đề pháp lý phức tạp khác, quý khách có thể gọi điện đến tổng đài tư vấn của An Tín để được trả lời cụ thể hơn.
5. Thắc mắc liên quan đến quy định về tạm giữ giấy phép lái xe
Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã có được những cái nhìn rõ hơn về các quy định tạm giữ giấy phép lái xe. Tuy nhiên đối với nhiều người vẫn còn những thắc mắc về thời hạn tạm giữ bằng lái xe.
- Nếu phạt tiền thì thời hạn người có thẩm quyền tạm giữ giấy phép lái xe của người vi phạm là bao lâu? Thông thường thời hạn tạm giữ bằng là không quá 1 tuần tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và yêu cầu xác minh của vụ việc. Đối với những trường hợp phức tạp người có thẩm quyền có thể kéo dài việc tạm giữ bằng đến 30 ngày cho mục đích xác minh.
- Việc tạm giữ giấy phép lái xe được thực hiện trong trường hợp nào? Bất cứ khi nào người tham gia giao thông vi phạm khi điều khiển phương tiện giao thông theo quy định về tạm giữ giấy phép lái xe tại điều 82 khoản 2.
- Người có thẩm quyền có được tạm giữ Giấy phép lái xe hơn 1 tuần không? Như đã nêu ở trên việc tạm giữ bằng lái xe có thể kéo dài hơn 1 tuần cho mục đích xác minh, điều tra và xử lý vi phạm.
- Hết thời hạn quy định về tạm giữ Giấy phép lái xe mà người vi phạm không đến làm thủ tục thì xử lý như thế nào? Nếu hết thời hạn nộp phạt mà người vi phạm không đến thì số tiền phạt sẽ tăng lên tương ứng với số ngày trễ hẹn. Ngoài ra nếu điều khiển phương tiện giao thông trong khi quá thời hạn xử lý bằng lái xe tạm giữ thì cá nhân đó sẽ bị phạt tiền.
Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã phần nào hiểu rõ hơn các quy định về tạm giữ giấy phép lái xe. Bạn có thể liên hệ ngay đến An Tín để được giải đáp những thắc mắc về bằng lái, giấy phép lái xe quốc tế, đổi bằng lái chi tiết hơn.